Tư vấn thành lập công ty tại Singapore Thủ Tục Trọn GóiTư vấn thành lập công ty tại Singapore Thủ Tục Trọn Gói Share on Facebook Share on Twitter Share on Google+ Share on Reddit Share on Pinterest Share on Linkedin Share on Tumblr Nội Dung Chính Bài Viết:Thành lập công ty tại Singapore Việt NamTheo Luật Đầu tư 2019 thì các hình thức đầu tư bao gồm:Cách 1: Tư vấn thành lập công ty tại SingaporeBước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tưCông bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:Khắc dấu và công bố mẫu dấu:Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế Việt NamNhững điều kiện cơ bản nhất để có thể thành lập doanh nghiệp công ty tại Singapore:Những năm gần đây, nền kinh tế Singapore phát triển một cách thần kỳ và nhanh chóng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Vì vậy, Tư vấn thành lập công ty tại Singapore là một trong những yêu cầu bức thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn định và lâu dài tại đây.Thành lập công ty tại Singapore Việt NamTheo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thì trong vòng 5 tháng đầu năm 2017, số vốn đầu tư từ Singapore vào Việt Nam đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký là 1,23 tỷ USD, chiếm 10,21% , sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Việt Nam và Singapore chính thức thiết lập mối quan hệ song phương từ 01/8/1973. Theo cơ quan Doanh nghiệp quốc tế Singapore (IES), bốn lĩnh vực chủ chốt mà các nhà đầu tư Singapore đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam là: cơ sở hạ tầng, tiêu dùng, sản xuất – chế biến – chế tạo và nông nghiệp – thực phẩm. Theo Bộ Công thương, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore năm 2016 đạt 19,828 tỷ USD, tuy giảm 8,2% so với năm 2015 nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục là đối tác lớn thứ 12 của Singapore.XEM THÊM: Thủ tục thành lập công ty Singapore tại Việt Nam tại Luật Hào HảoTrong bối cảnh nền kinh tế Singapore đang chững lại còn nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh, các nhà đầu tư Singapore đang tìm kiếm thêm nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Nếu như nhiều tập đoàn, công ty lớn của Singapore đã có thâm niên đầu tư và hoạt động tại Việt Nam khá lâu thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Singapore mới bắt đầu mở rộng hoạt động tại đây. Một vấn đề mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không chỉ riêng ở Singapore mà ở bất cứ quốc gia nào, thường gặp phải đó là các thủ tục pháp lý. Để giúp những Quý Khách hàng có quan tâm đến hoạt động Tư vấn thành lập công ty tại Singapore tại Việt Nam, Công ty Luật Hoàn Hảo xin tổng hợp và cung cấp một số thông tin như sau:Tư vấn thành lập công ty tại Singapore Thủ Tục Trọn GóiTheo Luật Đầu tư 2019 thì các hình thức đầu tư bao gồm:Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;Hợp đồng đối tác công tư (PPP);Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).Trong đó, thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hai hình thức được lựa chọn nhiều nhất. Hai cách thức này dù có khác nhau trong quá trình thực hiện nhưng đều nhằm mục đích cuối cùng là nhà đầu tư Singapore sẽ nắm một phần hoặc toàn bộ phần vốn trong công ty. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đến các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong các Cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia cũng như các quy định pháp luật quốc gia.XEM THÊM: Các loại hình công ty tại SingaporeVì Việt Nam và Singapore đều tham gia Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) với 9 gói cam kết chung và có một số lĩnh vực mức độ mở cửa cao hơn cam kết trong WTO. Ví dụ như dịch vụ Vận tải hàng hóa đường bộ (CPC 7123) thì theo Cam kết trong WTO, nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó, số vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% nhưng trong AFAS thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tối đa 70% trong liên doanh. Khi Quý Khách hàng cung cấp cho Công ty Luật Hoàn Hảo thông tin chi tiết về lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh dự định thực hiện tại Việt Nam, chúng tôi sẽ tra cứu các văn bản pháp luật và đưa ra tư vấn, lời khuyên cụ thể, phù hợp với từng khách hàng.Cách 1: Tư vấn thành lập công ty tại SingaporeBước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tưHồ sơ bao gồm:Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;Đề xuất dự án đầu tư;Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.XEM THÊM: Quy trình thành lập công ty ở Singapore Thủ Tục Trọn Gói – Nhanh GọnBước 2: Xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệpHồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;Điều lệ doanh nghiệp;Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Hoàn Hảo;Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp:Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.Khắc dấu và công bố mẫu dấu:Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Hoàn Hảo hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.Cách 2: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế Việt NamCách thức này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí hơn do không phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong những trường hợp không được đạt mức 100%. Nếu chọn cách thức này, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, đối với những hoạt động mà nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện thì cần cân nhắc và thực hiện thủ tục giảm ngành nghề.Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tếHồ sơ bao gồm:Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viênTư vấn thành lập công ty tại Singapore tại Công ty Luật Hoàn Hảo:Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;Tư vấn về cách ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh đối với từng ngành nghề theo pháp luật Việt Nam;Tư vấn, soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các loại giấy phép con;Đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền khi được khách hàng ủy quyền;Tư vấn các vấn đề sau thành lập: hợp đồng, lao động Singapore làm việc tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại, thuế, bảo hiểm xã hội…Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn về các quy định pháp luật và thủ tục liên quan đến đầu tư Singapore vào Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Hoàn Hảo để biết thêm chi tiết!XEM THÊM: Dịch Vụ Thành lập công ty, Tư vấn Thành lập doanh nghiệp tại SingaporeNhững điều kiện cơ bản nhất để có thể thành lập doanh nghiệp công ty tại Singapore:Trước hết, bạn phải xác định được mô hình hoạt động và tên của công ty mình sắp thành lập. Tại Singapore, mô hình công ty phổ biến nhất là Private L:imited Liability Company (mô hình này tương tự như công ty TNHH hoặc cổ phần tại nước ta). Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ hữu hạn trong phần vốn đóng góp vào công ty.Việc Tư vấn thành lập công ty tại Singapore phải có một người điều hành là người bản địa. Điều luật này nhằm đảm bảo tính pháp lý cho công ty và tạo sự an toàn trong các hoạt động giao dịch, tránh tình trạng lừa đảo.Khác với Việt Nam, khi thành lập công ty tại Singapore thì công ty phải có một thư ký. Người này phải là công dân thường trú tại Singapore.Mức vốn góp vào công ty tối thiểu phải lớn hơn 1$.Địa chỉ của công ty phải cố định.Thuế suất và lệ phí Tư vấn thành lập công ty tại Singapore được hỗ trợ và miễn giảm tối đa.Người nước ngoài khi thành lập công ty tại Singapore phải thông qua một công ty chuyên nghiệp hoạt động về đăng ký thành lập hỗ trợ, tư vấn chứ không được tự đăng ký. Điều này tránh việc các công ty, doanh nghiệp được thành lập tràn lan để kinh doanh phi pháp.Trên đây là những điều kiện cơ bản để thành lập công ty tại Singapore mà bạn cần nắm. Nếu có những thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Luật Hoàn Hảo để được giải đáp một cách nhanh chóng và tận tình nhất.Cá nhân/ doanh nghiệp có nhu cầu Tư vấn thành lập công ty tại singapore, liên hệ để được tư vấn trực tiếp:Địa Chỉ: 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà NộiHOTLINE: 084.888.9990 – WEBSITE: www.luathoanhao.comEmail: luathoanhao@gmail.com