Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định theo phương pháp khấu hao đường thẳngCách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định theo phương pháp khấu hao đường thẳng Share on Facebook Share on Twitter Share on Google+ Share on Reddit Share on Pinterest Share on Linkedin Share on Tumblr Nội Dung Chính Bài Viết:A – Máy móc, thiết bị động lựcRất nhiều bạn kế toán còn rất lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp khấu hao và trích khấu hao tài sản cố định. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng phương pháp cũng như trích khấu hao một cách cụ thể và chính xác.XEM THÊM: Điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty – Điểm lưu ý Thành Lập công tyKhấu hao theo phương pháp đường thẳng là một phương pháp tính khấu hao đơn giản, dễ làm và được áp dụng nhiều. Tuy nhiên chúng ta cần nắm rõ được nội dung cũng như cách tính khấu hao theo phương pháp này để áp dụng trong thực tế. Trong bài viết này Luật Hoàn Hảo sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu về cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng, được quy định trong Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013: Khung thời gian trích khấu hao TSCĐKhung thời gian trích khấu hao TSCĐtheo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính để xác định thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ cụ thể như sau:Danh mục các nhóm tài sản cố địnhThời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)A – Máy móc, thiết bị động lực1. Máy phát động lực8152. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí.7203. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện7154. Máy móc, thiết bị động lực khác615B – Máy móc, thiết bị công tác1. Máy công cụ7152. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng5153. Máy kéo6154. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp6155. Máy bơm nước và xăng dầu6156. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại7157. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất6158. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh10209. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác51510. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm71511. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt101512. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc51013. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy51514. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm71515. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế61516. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình31517. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm61018. Máy móc, thiết bị công tác khác51219. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu102020. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.71021. Máy móc thiết bị xây dựng81522. Cần cẩu1020C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học5102. Thiết bị quang học và quang phổ6103. Thiết bị điện và điện tử5104. Thiết bị đo và phân tích lý hoá6105. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ6106. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt5107. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác6108. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc25D – Thiết bị và phương tiện vận tải1. Phương tiện vận tải đường bộ6102. Phương tiện vận tải đường sắt7153. Phương tiện vận tải đường thuỷ7154. Phương tiện vận tải đường không8205. Thiết bị vận chuyển đường ống10306. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng6107. Thiết bị và phương tiện vận tải khác610E – Dụng cụ quản lý1. Thiết bị tính toán, đo lường582. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý383. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác510G – Nhà cửa, vật kiến trúc1. Nhà cửa loại kiên cố.25502. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe…6253. Nhà cửa khác.6254. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi…5205. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.6306. Bến cảng, ụ triền đà…10407. Các vật kiến trúc khác510H – Súc vật, vườn cây lâu năm1. Các loại súc vật4152. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.6403. Thảm cỏ, thảm cây xanh.28I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.425K – Tài sản cố định vô hình khác.220Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định theo phương pháp khấu hao đường thẳngLưu ý: Nếu trích khấu hao nhiều hơn khung thời gian quy định thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.XEM THÊM: Cách đặt tên công ty/doanh nghiệp hay, Đẹp, Đúng Luật, Tra cứu Chính Xác Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ:2.1 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:– Là phương pháp có mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp này áp dụng được với tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.– Công thức khấu hao hàng năm:Mức trích khấu haohàng năm=Nguyên giá của TSCĐThời gian trích khấu haoLưu ý: Thời gian trích khấu hao phải dựa vào khung quy định ( mục 1 phía trên )Công thức khấu hao hàng tháng:Mức trích khấu hao hàng tháng=Mức trích khấu hao hàng năm 12Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:Mức trích khấu hao theo tháng P/S = Mức trích khấu hao theo thángXSố ngày sử dụng trong thángTổng số ngày của tháng P/STrong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1Ví dụ: Ngày 10/07/2018, Công ty Touri Shop mua 01 máy photocopy Toshiba trị giá 60.000.000 đồng, chưa thuế VAT, được chiết khấu 1.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 1.000.000 đồng. Máy được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó.Cách tính khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau:Xác định thời gian trích khấu hao: Máy photocopy Toshiba có thời gian sử dụng từ 7 – 15 năm. Vậy trích khấu hao trong vòng 10 nămNguyên giá : 60.000.000 – 1.000.000 +1.000.000 = 60.000.000 đồngMức khấu hao hàng năm: 60.000.000/ 10 = 6.000.000 đồng/ nămMức khấu hao hàng tháng: 6.000.000/12 = 500.000 đồng/ thángMức khấu hao trong tháng 7: (500.000/ 31ngày ) x 22 ngày = 354.838 đồngNhư vậy trong tháng 7 được trích 354.838 đồng vào chi phí, từ T8/2018 được trích 500.000 đồng và hàng năm được trích 6.000.000 đồng2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:– Là phương pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và thỏa các điều kiện sau:+ Là TSCĐ mới, chưa qua sử dụng.+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm. Công thức tính khấu hao hàng năm:Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sauTỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnhTỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%)= 1 X 100Thời gian trích khấu hao của TSCĐHệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định:Thời gian trích khấu hao của TSCĐHệ số điều chỉnhĐến 4 năm ( t <,= 4 năm)1.5Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm < t <,= 6 năm )2Trên 6 năm ( t > 6 năm)2.5Những năm cuối, khi mức khấu hao bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.Ví dụ: Công ty Touri Shop mua một thiết bị đo lường với nguyên giá là 40.000.000 đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ này là 4 năm.Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%): (1/4) x 100% = 25%Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh t = 4:25% x 2 = 50%Mức trích khấu hao hàng năm của TCSĐ trên được xác định cụ thể như sau:ĐVT: đồngNăm thứGiá trị còn lại đầu năm của TSCĐMức khấu hao hàng nămMức khấu hao hàng thángKhấu hao lũy kế cuối năm140.000.00020.000.000 (40tr x 50%)1.666.66620.000.000220.000.00010.000.000 (20tr x 50%)833.33330.000.000310.000.0005.000.000 (10tr/2)416.66635.00.000410.000.0005.000.000 (10tr/2)416.66640.000.0002.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm:TSCĐ áp dụng được phương pháp này phải thỏa các điều kiện sau:+ Trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm.+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.Công thức khấu hao hàng năm:Mức trích khấu hao hàng năm= Số lượng sản phẩm sản xuất trong nămXMức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩmCông thức khấu hao hàng tháng:Mức trích khấu hao hàng tháng= Số lượng sản phẩm sản xuất trong thángXMức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩmTrong đó:Mức trích khấu haobình quân tính cho một đơn vị sản phẩm=Nguyên giá của TSCĐSố lượng theo công suất thiết kếTrong trường hợp nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐVí dụ: Công ty Anpha mua một máy cắt gỗ với giá trị 300.000.000 đồng (Chưa VAT). Công suất thiết kế của máy này là 30m/ phút. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy cắt gỗ này là 2.000.000m. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy cắt gỗ này là:ThángKhối lượng sản phẩm hoàn thành (m)115.000224.000315.000416.000518.000612.000713.000815.000924.0001015.0001116.0001216.000Mức trích khấu hao của TSCĐ này được xác định như sau:Mức trích khấu hao bình quân cho 1m gỗ: 300.000.000đ / 2.000.000m= 150 đ/mMức trích khấu hao của máy cắt này được tính theo bảng sau:ĐVT: đồng ThángCách tính khấu hao hàng thángMức trích khấu hao tháng (đồng)115.000 x 1502.250.000224.000 x 1503.600.000315.000 x 1502.250.000416.000 x 1502.400.000518.000 x 1502.700.000612.000 x 1501.800.000713.000 x 1501.950.000815.000 x 1502.250.000924.000 x 1503.600.0001015.000 x 1502.250.0001116.000 x 1502.400.0001216.000 x 1502.400.000Tổng mức khấu hao cả năm:29.850.000XEM THÊM: Hướng dẫn cách chốt sổ bảo hiểm xã hội và hình thức nộp hồ sơ báo chốt BHXHCá nhân/ doanh nghiệp tìm hiểu điều kiện thành lập doanh nghiệp, liên hệ để được tư vấn trực tiếp:Địa Chỉ: 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà NộiHOTLINE: 084.888.9990 – WEBSITE: www.luathoanhao.comEmail: luathoanhao@gmail.com#cách tính khấu hao nhanh #cách tính khấu hao tài sản cố định trên excel #cách tính khấu hao lũy kế #cách tính khấu hao xe ô tô mua mới #cách tính khấu hao nhà ở #cách tính khấu hao xe máy #cách tính khấu hao tài sản cố định trên misa #cách tính khấu hao công cụ dụng cụ