Các đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?Các đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm? Share on Facebook Share on Twitter Share on Google+ Share on Reddit Share on Pinterest Share on Linkedin Share on Tumblr Nội Dung Chính Bài Viết:10 Đối tượng nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?Đối tượng nào cần có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?Tư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Nam Luật Hoàn HảoCơ sở kinh doanh thực phẩm cần làm gì?Những quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết sức chặt chẽ nhưng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo quản và giữ cho thực phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề báo động cấp bách khi những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quán ăn, nhà hàng…v..v.. đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiệm trọng đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng.XEM THÊM: Thủ tục xin giấy vsattp gồm những loại giấy tờ nào?Điều đó là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng và dễ mang đến những bệnh tật nguy hiểm về lâu dài. Chính vì vậy mà cơ quan quản lý nhà nước ngày càng có chế tài xử phạt nặng đối với những cơ sở kinh doanh không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không trang bị đủ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy những đối tượng nào phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định? Cơ sở của bạn có thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Nếu bạn thuộc đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mà không xin giấy phép thì sao? Tiếp tục theo dõi nhé!Các đối tượng nào phải có Giấy phép vệ sinh An toàn thực phẩm?Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành vào ngày 02/02/2018 là một trong những động thái tích cực từ Cơ quan quản lý Nhà nước về việc cân bằng giữa vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tính hiệu quả kinh tế cho nhiều Cơ sở sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Chính phủ đã phê duyệt 10 đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:10 Đối tượng nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;Sơ chế nhỏ lẻ;Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;Nhà hàng trong khách sạn;Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;Kinh doanh thức ăn đường phố;Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.Đối tượng nào cần có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:Tất cả Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ở trên thì không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.Khi cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải đủ điều kiện mới được cấp giấy chứng nhận.Các Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng cũng cần phải đảm bảo Cơ sở của mình vệ sinh an toàn thực phẩm để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.Ngoài 10 đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên, thì tất cả Cơ sở sản xuất thực phẩm khác phải có Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm khi hoạt động sản xuất kinh doanh.Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được dựa theo Khoản 1, điều 34 của Luật An toàn thực phẩm số 55 được Quốc Hội ban hành năm 2010 và các thông tư liên quan của 03 Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp phù hợp với các nội dung mới của Nghị Định 15/2018 NĐ-CP.Riêng các Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ và đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định tại điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.XEM THÊM: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế cấpTư vấn xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Nam Luật Hoàn Hảo– Tại Nam Luật Hoàn Hảo, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, việc này sẽ được làm theo quy trình như sau:Khảo sát cơ sở, doanh nghiệp, các hồ sơ, giấy tờ hiện có và những thông tin có liên quan đến cơ sở, doanh nghiệp;Ký hợp đồng tư vấn những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.Tư vấn và khắc phục những tồn tại về trang thiết bị, cơ sở vật chất cùng doanh nghiệp như: sắp xếp các trang thiết bị, các dụng cụ, các điều kiện về nền, tường, trần, hệ thống điện, hệ thống thông gió, kho bãi, chất thải,… theo nguyên tắc một chiều.Tư vấn và hoàn thiện cùng doanh nghiệp một số thủ tục hành chính như: sổ kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, sổ lưu mẫu, sổ quản lý sức khỏe nhân viên, sổ theo dõi chế biến,….Sắp xếp lớp tập huấn, đào tạo kiến thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và cấp chứng chỉ. Đồng thời tư vấn và hướng dẫn khám sức khỏe.Lập hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các giấy tờ bao gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép, sơ đồ cơ sở, mô tả chi tiết quy trình chế biến thực phẩm, cam kết cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… và một số giấy tờ cần thiết khác.Đến nộp hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.– Thời gian: tối thiểu là 25-30 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.Cơ sở kinh doanh thực phẩm cần làm gì?Tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để các chuyên viên, Luật Hoàn Hảo tiến hành công việc thuận lợi nhất;Cung cấp 02 bản sao y công chứng giấy đăng ký kinh doanh; Cung cấp đầy đủ thông tin, ký hồ sơ và khắc phục điều kiện của cơ sở kinh doanh;Tiếp đoàn thẩm định vệ sinh thực phẩm cùng Luật Hoàn Hảo– Nếu khách hàng còn có thắc mắc về thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc cần tư vấn thành lập công ty hãy liên hệ công ty Luật Hoàn Hảo chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé.Mọi thắc mắc về vấn đề xin Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi: 084.888.9990 để được tư vấn tận tâm và hoàn toàn miễn phí.XEM THÊM: Chi phi làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền!Cá nhân/ doanh nghiệp có nhu cầu lấy giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, liên hệ để được tư vấn trực tiếp:Địa Chỉ: 47 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà NộiHOTLINE: 084.888.9990 – WEBSITE: www.luathoanhao.comEmail: luathoanhao@gmail.com